Từ bao đời nay, quan niệm về chất lượng nước mắm truyền thống được phân chia đơn thuần bằng khái niệm: loại thường và loại ngon. Theo đó, nước mắm truyền thống ngon là loại có độ đạm vào khoảng 30N-35N, cao nhất chỉ đến 40N.
Vào những năm 90, ông Lê Vạn Nam - nhà sáng lập thương hiệu Nước mắm Hạnh Phúc - cùng với ông Nguyễn Quốc Hùng đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất nước mắm lên đến 60 độ đạm.
Phương pháp sản xuất nước mắm truyền thống kết hợp với công nghệ cô đặc chân không đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế. Doanh nghiệp nước mắm Hạnh Phúc trở thành đơn vị tiên phong, nắm giữ công nghệ hiện đại trong chế biến nước mắm truyền thống cao đạm.
Công nghệ chế biến nước mắm cao đạm tại xưởng Nước mắm Hạnh Phúc (Ảnh: Nước mắm Hạnh Phúc).
Sáng nghiệp từ lòng kiên trì và tinh thần cầu thị
Xưởng sản xuất nước mắm Hạnh Phúc bên dòng Kênh Tẻ quận 4, vốn là nơi giao thương tấp nập, không chỉ quây quần người dân khu vực mà ngay cả giới thương lái khắp các vùng miền cũng tìm đến. Họ đến vì những chai nước mắm truyền thống có hình thức chỉn chu, chất lượng ngon lành mang nhãn hiệu Hạnh Phúc.
Thế nhưng, đó không hẳn là điều khiến ông chủ xưởng Lê Vạn Nam mãn nguyện. Ông vẫn luôn trăn trở về một quy trình chế biến có thể nâng cao độ đạm của nước mắm truyền thống mà vẫn giữ được chất lượng và tính đặc thù.
Ông Lê Vạn Nam - nhà tiên phong sản xuất nước mắm cao đạm (Ảnh: Nước mắm Hạnh Phúc).
Trên nền tảng chất lượng của nước mắm truyền thống, ông Nam đã đi những bước đầu tiên trong nghiên cứu công nghệ chế biến nước mắm cao đạm. Qua nhiều lần thử và sai với không ít phen tiêu hao, thất bại; thậm chí có những thời điểm, người thân trong gia đình cũng bày tỏ hoài nghi về ý tưởng cải tiến mà ông đang theo đuổi, thế nhưng, người em cộng sự là ông Quốc Hùng vẫn luôn kiên trì, sát cánh cùng ông.
Từng chút một, hai anh em dần tiệm cận tính khả thi của quy trình chế biến nước mắm cao đạm bằng phương pháp cô đặc chân không để từ đó công cuộc nghiên cứu chính thức chuyển qua giai đoạn thực nghiệm.
Ghi dấu thành tựu bằng công phu và ý chí khắc phục thử thách
Mỗi ngành, nghề sẽ có những thách thức đặc thù mang tính thúc đẩy sự sáng tạo. Trong lĩnh vực sản xuất nước mắm truyền thống, độ đạm là một trong những tiêu chí để người dùng đánh giá chất lượng sản phẩm. Và việc vừa nâng cao độ đạm vừa giữ được những đặc tính quý giá của nước mắm truyền thống như mùi thơm nhẹ nhàng, tự nhiên; vị umami ngon ngọt trên lưỡi; màu nâu cánh gián đặc trưng… là một thách thức rất khó để vượt qua.
Bằng công phu của 18 năm không ngừng nghiên cứu và thực nghiệm, "hành trình cao đạm" của ông Nam và ông Hùng mới dần thấy vạch đích khi lô nước mắm 50 độ đạm đầu tiên được đóng chai, dán nhãn Hạnh Phúc vào năm 1997. Trong tâm thế tự tin, doanh nghiệp mang nước mắm Hạnh Phúc 50 độ đạm tham dự triển lãm tại Hội chợ Quang Trung và đã nhanh chóng được ghi nhận bằng tấm Huy chương Vàng đáng giá.
Bà Nguyễn Xuân Thu, vợ của ông Lê Vạn Nam, người đồng sáng lập doanh nghiệp nước mắm Hạnh Phúc tại hội chợ triển lãm Quang Trung (Ảnh: Nước mắm Hạnh Phúc).
Không dừng bước ở thành tựu 50N, đến với triển lãm tại Hội chợ Quang Trung năm 1998, ông Nam cùng đội cộng sự của mình lại tiếp tục trình làng đột phá mới: nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm cũng sản xuất bằng phương pháp cô đặc chân không nhưng hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật và thận trọng hơn ở từng công đoạn dừng lắng trong suốt quy trình chế biến. Sản phẩm nước mắm 60N cũng đã được đón nhận tích cực của người dùng và tiếp tục nhận huy chương vàng tại hội chợ.
Tại hội thi Sáng tạo kỹ thuật TPHCM năm 1999, giải pháp kỹ thuật cho quy trình sản xuất nước mắm cao đạm của ông Nam và ông Hùng đã được hội đồng các nhà khoa học đánh giá cao trao tặng giải Ba.
Kiên định trên con đường vì một phẩm cấp hảo hạng cho Hạnh Phúc
Trong bối cảnh kinh thương thời kỳ mới, công nghệ chế biến nước mắm cao đạm đã không còn lạ lẫm với những nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
Để đạt độ đạm đến 60N, nhà sản xuất bắt buộc phải dừng lắng và chờ đợi khá dài trong quy trình chế biến. Sau khi vượt qua thời gian dài của quy trình chế biến, sản lượng thu về lại là một con số hạn chế.
Nhận thức rõ điều đó nhưng gia đình Hạnh Phúc vẫn kiên định với con đường đã chọn, gần như chưa từng rời bỏ vị trí tiên phong của mình. Chậm rãi trong sản xuất để mang đến người tiêu dùng những chai nước mắm có giá trị dinh dưỡng gia tăng từ 1,5 đến 3 lần.
Nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm (Ảnh: Nước mắm Hạnh Phúc).
Ông Lê Vạn Nam cho biết: "Bằng cách áp dụng công nghệ tân tiến kết hợp cùng phương thức sản xuất thủ công cổ truyền để cho ra những dòng nước mắm cao đạm tinh tuyển, nước mắm Hạnh Phúc mới có chỗ đứng khác biệt, khẳng định giá trị hoàn thiện của một sản phẩm truyền thống lâu đời".
Ghi dấu hành trình 45 năm, thương hiệu Nước mắm Hạnh Phúc giới thiệu sản phẩm Kệ gia vị Hạnh Phúc (số lượng giới hạn) chất liệu gỗ gõ đỏ, bao gồm ba sản phẩm Nước mắm Hạnh Phúc 40-50-60 độ đạm cùng ba hũ đựng gia vị bằng thủy tinh nhập khẩu.
Bộ kệ gia vị "45 năm Hạnh Phúc" - món quà ý nghĩa trong dịp Tết (Ảnh: Nước mắm Hạnh Phúc).
Thông tin chi tiết về Kệ gia vị Hạnh Phúc, khách hàng xem tại đây.